1 Về khái niệm thơ hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản rất đầy đủ của tài liệu tại đây ( 276.33 KB, 45 trang )

7

Để hiểu được khái niệm “Thơ hiện đại” trong thơ Việt Nam, trước hết chúng tôi

sẽ đi vào tìm hiểu, làm rõ một số khái niệm như “Hiện đại”, “Hiện đại hóa” và “Chủ

Bạn đang đọc: 1 Về khái niệm thơ hiện đại

nghĩa hiện đại” trong văn học nghệ thuật nói chung và thơ nói riêng.

“Hiện đại”: Là thuật ngữ chỉ một trào lưu triết học-mỹ học trong triết học văn

nghệ thế kỷ XX, phản ánh sự khủng hoảng của thế giới tư bản và hệ ý thức do nó tạo ra.

“Hiện đại” gắn liền với một giai đoạn bộc phát của sự tiếp xúc Đông-Tây. Ở phương

Tây, khái niệm “Hiện đại” được gắn với nhiều mốc thời gian khác nhau như từ cuối thế

kỷ XVII hoặc giữa thế kỷ XVIII. Dần dần, người ta thống nhất gắn khái niệm này với

thời đại các xã hội tư sản châu u thế kỷ XVIII và thế kỷ XIX. Trong đó, xã hội “Hiện

đại” được xem là đi đôi với sản xuất công nghiệp hóa.

Hiện đại hoá văn học là đưa nền văn học dân tộc từ quỹ đạo của văn học khu vực

chuyển sang quỹ đạo chung của nền văn học tiên tiến trên phạm vi toàn thế giới (GS

Nguyễn Đình Chú). Nó vừa thuộc hình thức vừa thuộc nội dung của văn học. Công cuộc

hiện đại hóa văn học là một bộ phận của hiện đại hoá văn hoá. Hiện đại hoá văn hoá và

hiện đại hoá văn học là yêu cầu khách quan, tất yếu, có quan hệ mật thiết với nhau.

Khái niệm hiện đại hoá (Tiếng Pháp: Moderniser): Thuật ngữ văn hoá học dùng

để xác định quá trình vận động từ xã hội tiền công nghiệp dựa trên truyền thống tới một

hệ thống kinh tế và chính trị, cũng như văn hoá tiêu biểu cho sự phát triển của các nước

tư bản (…) Những yếu tố cơ bản của quá trình này là:

Khả năng sử dụng các kỹ thuật hiện đại trong các ngành then chốt của sản xuất

được đẩy mạnh.

Hình thức tiêu thụ được mở rộng, các điều kiện mới (về xã hội, chính trị, văn hoá)

được phát triển.

Nền sản xuất mới được hình thành.

8

Nắm vững các kiểu dạng mới của sinh hoạt tinh thần (kiểu tư duy mới)…

Khái niệm “Chủ nghĩa hiện đại trong văn học nghệ thuật”: Là thuật ngữ dùng để

chỉ các khuynh hướng, trào lưu, trường phái văn học, nghệ thuật không tiếp tục truyền

thống chủ nghĩa hiện thực thế kỷ XIX, từ các trào lưu nảy sinh trước hoặc sau đại

chiến I. “Chủ nghĩa hiện đại” chủ trương cắt đứt với các truyền thuyết lãng mạn của thơ

văn trước đó, đưa ra các quan niệm và phương pháp sáng tác mới như: Chủ nghĩa biểu

hiện, chủ nghĩa lập thể, chủ nghĩa vị lai…Ngoài ra, “Chủ nghĩa hiện đại” còn dùng chỉ

các trào lưu tiểu thuyết Mới, kịch phi lý xuất hiện sau thế chiến thứ II.

“Chủ nghĩa hiện đại” phê phán chủ nghĩa hiện thực. Theo các nghệ sĩ của

“Chủ nghĩa hiện đại” thì chủ nghĩa hiện thực chỉ là sự mô phỏng và bị lệ thuộc vào thực

tại. Với họ, nghệ thuật phải mổ xẻ cuộc sống.

Như vậy, “Chủ nghĩa hiện đại” trong văn học có một nội hàm rộng, nó bao hàm

nhiều khuynh hướng, trào lưu khác nhau. “Chủ nghĩa hiện đại” tập trung biểu hiện bí ẩn

nội tâm và tiềm ý thức của nhân vật. Nhân vật được miêu tả cũng không phải sống trong

hoàn cảnh thông thường, mà sống trong hoàn cảnh khác thường, quái dị, hoang đường,

trong hoàn cảnh bị bóp méo.

Cách hiểu khái niệm “Hiện đại” và sự ra đời của “chủ nghĩa hiện đại” trong văn

học nghệ thuật đã trở thành cơ sở để đi đến khái niệm về “văn học hiện đại”.

Khái niệm “Văn học hiện đại”: Đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất

về khái niệm “Văn học hiện đại” mà chỉ có một số định nghĩa riêng biệt của các học giả:

GS Lê Ngọc Trà: “Văn học hiện đại đó là quá trình biến đổi của văn học Việt Nam

để có được diện mạo như ngày hôm nay (đề tài, chủ đề, cảm xúc thẩm mĩ).

Văn học hiện đại không chỉ bao hàm cái mới mà còn hướng tới cái triển vọng: “Bản chất

của giá trị hiện đại không chỉ chứa đựng trong cái mới mà còn bao hàm ý nghĩa về cái

9

triển vọng, cái của tương lai” (mang các giá trị của xã hội công nghiệp)”.

(“Về khái niệm hiện đại hóa trong văn học”, Tạp chí Văn học số 6/2000)

Theo GS Nguyễn Đăng Mạnh: “Văn học hiện đại có nghĩa là thoát khỏi hệ thống

thi pháp của văn học trung đại để xác định một hệ thống thi pháp mới, thi pháp văn học

hiện đại”. “Văn học hiện đại” phải thoát khỏi 3 đặc điểm của thi pháp văn học trung đại

là:

– Thoát khỏi hệ thống ước lệ dày đặc, phức tạp và nghiêm ngặt-các ước lệ mang

tính chất uyên bác, cách điệu, sùng cổ và phi ngã.

– Vượt qua triết lí “Thiên nhiên nhất thể”. Con người là một mảnh của vũ trụ,

thiên nhiên là các chủ thể có linh hồn của người xưa.

– Thoát được quan niệm văn rất rộng của văn học trung đại (văn, sử, triết bất

phân); Xem nhẹ văn sáng tác, coi trọng văn, thơ, phú, lục.

(Giáo trình Văn học Việt Nam 1930-1945, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội)

Vương Trí Nhàn: “Khái niệm văn học hiện đại trong nghiên cứu văn học nên

dành để chỉ văn học Việt Nam thế kỷ XX (…). Một nền văn học hiện đại là một nền văn

học xây dựng theo mẫu hình phương Tây. Cố nhiên ở mỗi dân tộc, việc này được làm

theo một cách riêng, với sự sáng tạo riêng”.

(Khái niệm văn học hiện đại, Tạp chí Văn học số 1/2001)

Như vậy, khái niệm “Văn học hiện đại” gắn liền với giai đoạn phân kỳ lịch sử

này. Nói một cách chặt chẽ, “Văn học hiện đại” không phải là một loại hình văn học,

cũng không phải là một trường phái văn học thống nhất, mà rất nhiều quan điểm văn học

cùng xuất hiện trong quá trình phát triển và chuyển biến từ văn học cận đại sang văn học

hiện đại của phương Tây. “Văn học hiện đại” còn để chỉ trào lưu văn học có tầm ảnh

hưởng quốc tế hết sức phức tạp được tạo thành do tổng hợp các trường phái văn học,

10

được xem là một bộ phận hợp thành của văn học hiện đại phương Tây, bao gồm văn học

chủ nghĩa tượng trưng, tiểu thuyết dòng ý thức, chủ nghĩa siêu hiện thực, chủ nghĩa biểu

hiện, chủ nghĩa hiện sinh, trường phái kì ảo, tiểu thuyết mới,…

Nhiều học giả trong và ngoài nước cho rằng, “Văn học hiện đại” bắt đầu vào cuối

thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX thì lan rộng trên các quốc gia chủ yếu ở phương Tây, trước và

sau đại chiến thế giới lần thứ II, rồi dần dần suy tàn. Có rất nhiều quan niệm khác nhau

về thời điểm ra đời cụ thể của “Văn học hiện đại”. “Văn học hiện đại” cho rằng: Quan

niệm, hình thức, kĩ xảo văn học truyền thống đều thuộc về quá khứ, đã trở thành sợi dây

trói buộc nhà văn, chỉ có phá vỡ nó mới có thể xúc tiến sự phát triển của văn học chủ

nghĩa hiện đại, văn học hiện thực chủ nghĩa chỉ có thể bắt rễ vào mặt sau của cuộc sống,

không thể trườn lên được bề mặt cuộc sống, chủ nghĩa lãng mạn cũng rất khó biểu hiện

và làm sáng rõ chân thực nội dung sâu sắc của tâm linh nhân loại.

Từ ngoại diên của vấn đề “văn học hiện đại”, chúng tôi đã có cơ sở để tìm hiểu

khái niệm “thơ hiện đại” và có thể khái quát bằng đôi nét:

– “Thơ hiện đại” đi vào nội tâm. Quan niệm: “Thơ dĩ đạo chí” (Trang Tử)-Thơ để

nói lên ý chí, có lẽ không còn thỏa đáng. Thơ có khuynh hướng cá thể hóa cao độ, bộc lộ

khát vọng bản năng, có phần vô thức, ẩn ảo, đôi khi chí thú với việc chơi chữ.

– “Thơ hiện đại” đang bỏ phía sau sự khúc chiết. Sự rõ rang, rành mạch duy lý trong

thơ không còn được trọng.

– “Thơ hiện đại” bỏ phía sau các quán tính truyền thống. Thơ trẻ hầu như vắng

bóng các khổ thơ vần luật ổn định, mà viết theo nhịp điệu của tâm hồn, nhịp điệu của

cảm xúc.

11

– Nhiều nhà thơ cho rằng: “Thơ hiện đại là một hệ mở, không có con đường chuẩn,

không có tiêu đích sẵn. Mỗi người tự tìm cho mình một con đường. Và chỉ có thể là một

con đường riêng.”

(Thi đàn ngẫu luận-Duy Phi)

“Thơ hiện đại” là “nghệ thuật của ngôn ngữ” theo đúng nghĩa. Dễ thấy nhất là ý thức

làm mới ngôn ngữ. Hai con đường làm mới ngôn ngữ thơ: Một là đưa vào thơ các từ

ngữ mới xuất hiện trong đời sống, hai là tạo nghĩa mới cho từ cũ và tạo hẳn chữ mới.

Trong phút xuất thần của nhà thơ, các kết hợp từ có vẻ vô nghĩa song lại chấn động

tâm linh, buột ra từ cõi hoang sơ khi ngữ âm còn trinh trắng u ơ như các tín hiệu thiên

nhiên chưa khoác “ách” ngữ nghĩa của cộng đồng. Cực đoan hơn, nhiều nhà thơ hiện đại

khẳng định họ không sử dụng ngôn ngữ, ngược lại họ phục vụ nó: Bị sức mạnh bí mật

của ngôn ngữ chiếm lĩnh, họ chỉ là người truyền sự ám ảnh của nó đến người đọc.

“Thơ hiện đại” là sự bộc lộ triệt để đời sống thực của nội tâm con người, bao gồm cả đời

sống tình cảm, đời sống bản năng, đời sống tâm linh. Trực giác, tiềm thức đóng vai trò rất

lớn để phát lộ tầng sâu của đời sống ấy vốn bị tư duy duy lý che lấp suốt nhiều thế kỷ

(Thơ lãng mạn đã làm cuộc giải phóng tình cảm tự nhiên khỏi ách lý trí, nhưng chưa

thoát khỏi tư duy duy lý). Cũng vì thế, thường khi, thơ hiện đại là ẩn ngữ phải được giải

mã bởi trực giác, tiềm thức.

(Tạp chí Thế giới mới số 45-1992)

2.2 Những tìm tòi theo xu hướng hiện đại hóa trong thơ Việt Nam 1975-2000

Bất cứ một sự cách tân nào khi ra đời cũng vấp phải các tranh cãi. Xu hướng

hiện đại hóa trong thơ nói chung và thơ hiện đại nói riêng cũng gặp phải tình trạng đó.

Ngay từ lúc định hình, xu hướng này đã vấp phải hàng loạt tranh cãi đến từ các văn đàn

thơ. Có thể thấy, có ba loại quan điểm chính nhìn nhận về vấn đề này:

12

Loại thứ nhất là cổ vũ, giới thuyết và ủng hộ tích cực cho xu hướng này và cho rằng nó

đại diện cho làn gió mới trong thi ca. Quan điểm này bao gồm: Lê Đạt, Hoàng Hưng, Đỗ

Minh Tuấn, Đỗ Lai Thúy, Đỗ Đức Hiểu…

Loại thứ hai phủ nhận triệt để, cho đó là thơ quái dị do ảnh hưởng của trào lưu hiện đại

chủ nghĩa trong văn học nghệ thuật đầu thế kỷ XX. Đứng đầu quan điểm này chính là nhà

thơ Trần Mạnh Hảo với tập “Thơ phản thơ”.

Loại thứ ba cho rằng, thơ hiện đại có các hạn chế và đóng góp chưa thực sự mới mẻ

nhưng vẫn đáng được tìm hiểu như một hướng phân tích thơ Việt Nam đương đại. Tiêu

biểu cho cách nhìn này là Trần Đình Sử, Mai Hương, Mã Giang Lân…

Ba loại giới thuyết này đã đưa đến các tranh cãi không dứt về trên văn đàn.

Nhưng nhìn chung, không thể phủ nhận các nỗ lực tìm tòi để mang đến một diện mạo

mới phù hợp với thời đại của các nhà thơ thế hệ 1975-2000. Để nhận định vai trò của sự

nỗ lực tìm tòi đổi mới này, đề tài “Những tìm tòi đổi mới theo xu hướng hiện đại hóa

trong thơ Việt Nam 1975-2000” sẽ đi vào tìm hiểu, phân tích các đóng góp tiêu biểu

của xu hướng này đối với thơ ca Việt Nam. Những đóng góp này được thể hiện trên các

phương diện chính như: Những cố gắng mở rộng khả năng biểu đạt của ngôn ngữ, vận

dụng hình thức liên văn bản trong thơ, tư duy thơ theo lối tượng trưng, siêu thực, sự xuất

hiện của vai trò vô thức trong sáng tạo thơ và cuối cùng là ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện

sinh.

2.2.1

Những cố gắng mở rộng khả năng biểu đạt của ngôn ngữ

Một trong các thành tựu phải kể đến của văn học Việt Nam trong 25 năm cuối

thế kỷ XX (1975-2000) là việc các nhà thơ chú trọng đến vấn đề mở rộng khả năng biểu

đạt của ngôn ngữ. Sự tìm tòi, cố gắng ấy là sự vận động gần như “tự thân” của các nhà

thơ ở mọi lứa tuổi. Bởi thơ ca giúp bộc lộ cảm xúc của con người trước thiên nhiên, vũ

trụ, xã hội, con người, được biểu cảm (thể hiện) bằng hình thức ngôn ngữ (tức chữ viết

tối ưu nhất) làm sao để một bài thơ với số chữ tối thiểu nhưng biểu hiện được số nghĩa tối

đa. Thời kỳ văn học nào cũng vậy, ngôn ngữ thơ luôn luôn được phát triển và làm giàu.

Thiên đàng – Wikipedia tiếng Việt

0 Shares
Share
Tweet
Pin