Cẩm y vệ

Trong lịch sử Minh triều không thể không nhắn đến đội Cẩm Y Vệ (còn gọi là Xưởng Vệ). Tổ chức này ban đầu được thành lập bởi Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương, cũng là vua đầu tiên của nhà sentayho.com.vn suốt thời kỳ nhà Minh thì Cẩm Y Vệ chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ hoàng đế và được gọi là “Hoàng Đế Cấm Binh”. Những người của bộ phận này cũng chịu trách nhiệm cho “Nghi Loan Ti” (phục vụ nghi lễ cho hoàng tộc) và kiêm cả nhiệm vụ bảo vệ kinh thành. Năm sau, 1369, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương sáp nhập ty này với “Nghi loan ty” (chuyên lo về nghi vệ) thành “Thân quân Đô úy phủ”, cơ quan này chưởng quản nghi trượng kiêm thị vệ cho hoàng đế.

Cẩm y vệ Là gì vậy

Nguồn: Internet

Bạn đang đọc: Cẩm y vệ

Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương

Đến 1382, Thân quân Đô úy phủ chính thức đổi tên thành Cẩm Y vệ. Chu Nguyên Chương thực hiện cuộc cải cách qui chế Cấm vệ quân, thành lập 12 vệ Thân quân, và Cẩm Y vệ là lực lượng quan trọng nhất trong 12 vệ thân binh ấy, do Chu Nguyên Chương trực tiếp quản lý.

Nguồn: Internet

Xem thêm: Độ nhiễu, suy hao và công thức tính công suất thu tại thiết bị Wifi

Cẩm y vệ trong khoanh tròn

Cẩm y vệ là cơ cấu quân sự nằm ngoài lục bộ, trực thuộc hoàng đế. Cơ quan này cai quản mọi việc hình ngục, và toàn quyền trinh thám, dò xét, thẩm vấn, và định tội bất kỳ ai, kể cả hoàng thân quốc thích, văn võ trọng thần, cho chí bá tánh mà không cần phải thông qua Hình bộ. “Cẩm Y vệ Chỉ huy sứ” có cấp Đô đốc trở lên, là nhân vật thân tín và chỉ có bổn phận phải giải trình với riêng hoàng đế

Vốn Cẩm Y Vệ có mười bốn Thiên Hộ Sở vào triều Vĩnh Lạc, và đến triều Vạn Lịch này đã tăng lên đến mười bảy. Ngoại trừ bảo vệ kinh sư, còn có Thiên Hộ Sở chia ra đóng tại những Thừa Tuyên Bố Chính Sứ Ty, Bá Hộ Sở đóng ở những nẻo đường giao thông chính yếu tại những phủ châu.

Kỳ Châu thành ở bên bờ Trường Giang, không chỉ có bên trái giáp Khuông Lư, bên phải giáp Động Đình, là đất mà binh gia đời đời phải tranh, mà còn là chỗ Kinh Vương tông thất Đại Minh lập phủ.

Từ năm Chính Thống (1436-1449) Kinh Hiến Vương Chu Chiêm Cương đến Kinh Vương Chu Thường Quán năm Vạn Lịch bây giờ, bảy đời sinh sôi con đàn cháu đống. Trong thành Quận vương, Quận chúa, Trấn Quốc tướng quân, Phụ Quốc tướng quân… nhiều vô số kể. Phủ đệ lầu đài mọc lên từ đất bằng, nguy nga không kém gì Hoàng cung, triều đình thiết lập Bá Hộ Sở Cẩm Y Vệ ở nơi này, ngoài sáng là vì bảo vệ tông thất, trong tối cũng là có ý giám thị. Biên chế quân đội thời Minh cứ mỗi quận được lập ra một sở, liên quận lập một vệ. Một vệ có sáu bảy ngàn người, một Thiên Hộ Sở có khoảng một ngàn hai trăm người. Bá Hộ Sở có trên dưới trăm người, chia ra hai Tổng Kỳ dẫn dắt năm mươi người, mười Tiểu Kỳ dẫn dắt mười người.

Cẩm Y Vệ trú trong Kỳ Châu thành, quân lương từ trên ty phát đến Thiên Hộ Sở rồi đến Bá Hộ Sở.

Xem thêm: Used to, Be used to, Get used to – Phân biệt và cách sử dụng

Cẩm Y Vệ từ chính tam phẩm Chỉ Huy Sứ đến Lực Sĩ, quân dư bất nhập lưu, quan chức có hơn mười cấp, mấy chục loại, trong đó ba cấp Chỉ Huy Sứ, Chỉ Huy Đồng Tri, Chỉ Huy Thiêm Sự được gọi là Đường Thượng quan, thuộc về quan viên cao cấp nhất trong hệ thống Cẩm Y Vệ, có đại quyền chủ trì một mặt, thậm chí còn có tư cách phụng chỉ cai quản Cẩm Y Vệ.

Trong đó Chỉ Huy Thiêm Sự chính là chính tứ phẩm.Cẩm y Bá Hộ lục phẩm, Phó Thiên Hộ cũng chỉ là tòng ngũ phẩm.

Người của Cẩm y vệ tuy làm mật thám nhưng không cần cải trang, họ đều có phẩm phục theo thứ bậc để mọi người nhận ra: nhất phẩm thêu đẩu ngưu (trâu), nhị phẩm phi ngư (cá), tam phẩm mãng xà (trăn), tứ và ngũ phẩm thêu kỳ lân, lục và thất phẩm thêu hình hổ báo. Từ tòng tam phẩm (chức Chỉ huy Đồng tri), tứ phẩm (Chỉ huy Kiểm sự) của Cẩm Y vệ đều là những nhân vật cực kỳ thân tín từng vào sinh ra tử với hoàng đế.

Nguồn: Internet

Trên thực tế, hình ảnh mặc Phi Ngư Phục và tay cầm Tú Xuân Đao không phải lúc nào cũng xuất hiện. Nếu trong phim ảnh hoặc tiểu thuyết võ hiệp luôn miêu tả hình tượng như vậy thì đó chỉ là sản phẩm của hư cấu. Không phải cứ người nào của Cẩm Y Vệ thì người đó sẽ có Phi Ngư Phục và được trao cho Tú Xuân Đao.

Cũng giống như các hình tượng rồng, phượng, kỳ lân trên áo mũ của vua hay quan lại. Phi Ngư Phục là được coi là trang phục có hình tượng cá đang vươn cao, không phải ai cũng có thể mặc.

Chỉ có “Đường Thượng Quan” trong một đơn vị Cẩm Y Vệ (cấp trưởng quan có hàm cao tương ứng với người đứng đầu nha môn) mới được mặt Phi Ngư Phục mà cũng chỉ mặc trong các thời điểm thích hợp như xuất hiện trong các lễ nghi bảo vệ hoàng gia. Còn các lính Cẩm Y Vệ thông thường thì chỉ mặc trang phục gọi là “Thanh Lục Cẩm Tú Phục” (áo gấm màu xanh lá).

Xem thêm: Mật Thư Tiếng Anh Là gì vậy

Giới thiệu: Quang Sơn

Quang Sơn là giám đốc hocdauthau.com - Kênh thông tin học đấu thầu, kiến thức tổng hợp, công nghệ, đời sống.

0 Shares
Share
Tweet
Pin