Câu mệnh lệnh trong tiếng Đức: Cấu trúc và cách dùng

Câu mệnh lệnh trong tiếng Đức hay mệnh lệnh thức được dùng khi ra lệnh, yêu cầu hoặc cầu xin ai làm một việc gì đó. Có phải chỉ cần đảo động từ nguyên mẫu lên đầu như tiếng Anh là được một câu mệnh lệnh hay không?

Câu trả lời là không. Trong tiếng Đức tồn tại ba dạng mệnh lệnh thức. Mỗi cấu trúc sẽ được hình thành khác nhau. Hãy cùng mình xem chúng là gì vậy nhé!

Imperative là gì vậy

Dạng đầu tiên: Sie – Form

Bạn đang đọc: Câu mệnh lệnh trong tiếng Đức: Cấu trúc và cách dùng

Theo mình, đây chính là cấu trúc câu dễ nhất. Toàn bộ các gì bạn phải làm chỉ là đảo động từ nguyên mẫu lên đầu, theo sau nó là đại từ nhân xưng Sie. Tiếp theo, sắp xếp các thành phần khác trong câu theo thứ tự: TeKaMoLo (thời gian – nguyên nhân – cách thức – vị trí).

Động từ nguyên mẫu + Sie + O !

Hãy cùng mình phân tích ví dụ dưới đây:

Câu cầu khiến Nehmen Sie die Suppe bitte (.)! Tức là: Ông/ Bà làm ơn hãy dùng súp đi!

Câu hỏi quyết định Nehmen Sie die Suppe? Nghĩa là: Ông/ Bà có dùng súp không?

Động từ đứng ở vị trí đầu trong các câu hỏi mang tính quyết định. Cấu trúc giống,nhưng tác dụng khác nhau. Câu hỏi nghi vấn Có/không chỉ tham khảo ý kiến thông thường. Thế khi muốn dò hỏi ý kiến lịch sự thì sao? Hãy theo dõi các bài đăng tiếp theo của mình nhé.

Quay trở lại với chủ đề: Mệnh lệnh thức. Dấu chấm và chấm than đều được sử dụng trong cấu trúc này. Tuy nhiên, dấu chấm than sẽ thể hiện yêu cầu mạnh mẽ hơn. Ngoài ra, để tăng tính lịch sự, ta có thể dùng thêm các thán từ: bitte, bitte mal, bitte doch mal.

Bây giờ, hãy làm bài tập nho nhỏ này để kiểm tra xem bạn có nắm rõ kiến thức không nhé:

Dịch câu sau sang tiếng Đức:Ông/Bà hãy làm ơn nói to hơn!

Đáp án: Sprechen Sie bitte/ bitte mal/bitte doch mal lauter(.)!

Mình tin các bạn làm đúng hết thôi, bởi đây chính là mẫu câu dễ mà. Tiếp theo, chúng ta sẽ đến với các dạng tiếp theo nhé.

Dạng thứ hai: Du – Form

Câu mệnh lệnh với ngôi thứ hai số ít còn được hiểu theo một cách khác là câu mệnh lệnh thân mật, bởi đối tượng ở đây chính là một thành viên trong gia đình, họ hàng, bạn bè, người quen.

Cách xây dựng câu như sau:Rất đơn giản, việc bạn cần làm là đảo động từ đã chia ở ngôi thứ hai số ít ( ngôi du) không có đuôi -st lên đầu. Sau đó, sắp xếp các thành phần khác trong câu theo thứ tự: TeKaMoLo ( thời gian – nguyên nhân – cách thức – vị trí ).

Động từ chia theo du ở thời hiện tại + O !

Ví dụ ta có câu trần thuật sau: “Du sagst”.

Áp dụng quy tắc đã học, mệnh lệnh thức sẽ có dạng: ” Sag bitte mal!”

Mình có một vài lưu ý nhỏ sau:

Hiện tượng biến đổi e sang ie hoặc e sang i vẫn được giữ nguyên với câu mệnh lệnh ngôi du:

Câu trần thuậtMệnh lệnh thứcDu nimmst den Regenschirm mit.Bạn mang theo dù che mưa. Nimm den Regenschirm mit!Hãy mang theo dù che mưa!

Động từ kết thúc bằng t, -d. -ffn, -chn và -tm vẫn thêm „e“ trong câu mệnh lệnh:

Câu trần thuậtMệnh lệnh thức Du wartest auf mich.Bạn chờ tôi. Warte auf mich!Bạn hãy chờ tôi!

Tuy nhiên, âm a sẽ không bị biến đổi thành ä:

Câu trần thuậtMệnh lệnh thứcDu fährst mit dem Bus zur Schule. Bạn đi xe buýt đến trường. Fahr mit dem Bus zur Schule!Hãy đi xe bus đến trường!

Động từ có đuôi -ern, -eln, khi chuyển sang dạng mệnh lệnh thành le, re. Quy tắc này giống với cách chia ngôi ich thì hiện tại đơn:

Câu trần thuậtMệnh lệnh thức Du wechselst die Reifen bei deinem Auto.Bạn thay lốp cho ô tô của bạn. Wechsle die Reifen bei deinem Auto!Hãy thay lốp cho ô tô của bạn!Câu trần thuậtMệnh lệnh thức Du verbesserst dein Deutsch.Bạn cải thiện tiếng Đức của bạn. Verbessere dein Deutsch!Hãy cải thiện tiếng Đức của bạn!

Tối ưu khả năng xử lý đồ họa của Card màn hình Nvidia – Phần 2

Bài tập thực hành:

Giả sử như trong cuộc thi chạy, khi muốn thúc giục bạn thân của mình chạy nhanh hơn, bạn sẽ nói:

Du läufst schneller!Läuf schneller!Lauf schneller!

Đáp án: c

A sai là chắc rồi, bởi vì đó là dạng câu trần thuật. B trông có vẻ đúng, bởi động từ ở đầu. Nhưng ơ kìa, sao có Umlaut thế kia. Mình đã học a sẽ không bị biến đổi thành ä mà. Vậy thì chỉ còn c thôi, không sai được nữa.

Thế nhỡ bạn cổ vũ cho cả nhóm bạn thì sao, chả nhẽ cũng dùng cấu trúc trên? Tất nhiên là không, bởi mình còn cấu trúc thứ ba nữa mà.

Dạng thứ ba: Ihr – Form

Về cơ bản, cấu trúc này vẫn tương tự Du – Form, tuy nhiên, ta không cần bỏ đuôi -t. Hãy đặt động từ được chia của ngôi ihr thời hiện lên đầu, thêm các phần tân ngữ, trạng từ theo quy tắc Tekamolo:

Động từ chia theo ihr ở thời hiện tại + O !

Khi có các bạn đến nhà chơi, chúng mình có thể mời họ ăn uống bằng cách nào nhỉ? Hãy xem các ví dụ mình đưa ra bên dưới nhé:

Nehmt die Suppe, bitte! Nghìa là: Các bạn hãy ăn súp đi!

Trinkt bitte den Saft! nghĩa là: Hãy uống nước ép!

Esst den Kuchen! Nghĩa là: Các bạn ăn bánh đi!

Dễ mà nhỉ? Đến đây, bạn đã có đáp án cho câu hỏi bên trên của mình?

a) Ihr läuft schneller!

b) Lauft schneller!

c) Läuft schneller!

Câu trả lời là b. Quy tắc a thành ä chỉ được áp dụng cho ngôi du, er/ sie/es.

Câu mệnh lệnh với động từ bất quy tắc

Cách chia động từ sein, haben và werden hơi đặc biệt chút. Bạn hãy học thuộc bảng bên dưới nhé:

Sieihrduseinseienseidseihabenhabenhabthabwerdenwerdenwerdetwerde

Để hình thành câu mệnh, ta vẫn áp dụng quy tắc theo ngôi.

Cách làm bài văn miêu tả hay – Tiếng Việt lớp 4 – Học Tốt Blog

Sie- Form : Động từ được chia theo bảng trên + Sie + O!

Du – Form: Động từ được chia theo bảng trên + O !

Ihr – Form: Động từ được chia theo bảng trên + O !

Câu trần thuậtCâu mệnh lệnhDu hast Angst vor hocdauthau.com sind böse auf hocdauthau.com seid faul.

Bài tập thực hành: Các bạn hãy thử hình thành mệnh lệnh thức với các câu trên nhé. Mình sẽ để đáp án dưới đây.

Câu trần thuậtCâu mệnh lệnhDu hast Angst vor hocdauthau.com keine Angst vor Hunden!Sie sind böse auf hocdauthau.com Sie bitte nicht böse auf mich!Ihr seid hocdauthau.com fleißig!

Mệnh lệnh thức với động từ tách

Ta đã biết các tiếp tố tách sau: ab-, an-, auf-, aus-, ein-, mit-, nach-, weg-, zu-

Tiếp tố tách luôn nằm cuối câu, ngay cả trong các câu mệnh lệnh.

Mình sẽ đưa ra một vài ví dụ, các bạn hãy thử dịch xem có đúng không nhé?

Machen Sie die Tür bitte zu!

Hör mir aufmerksam zu!

Hört mit dem Rauchen auf!

Đáp án:

Ông/ Bà làm ơn hãy đóng cửa lại!

Hãy lắng nghe tôi!

Các bạn hãy dừng việc hút thuốc lại!

Tổng kết về câu mệnh lệnh trong tiếng Đức

Câu mệnh lệnh được dùng để ra lệnh, yêu cầu hay cầu xin ai đó làm một việc gì. Có ba dạng mệnh lệnh thức: Sie – Form, Ihr – Form và du – Form. Chúng có cách hình thành khác nhau. Tiếp tố tách trong câu mệnh lệnh luôn nằm cuối câu. Các động từ haben, sein và werden có dạng đặc biệt, buộc phải ghi nhớ.

Hy vọng bài đăng về câu mệnh lệnh trong tiếng Đức trên giúp ích cho các bạn. Đừng ngần ngại để lại câu hỏi cho chúng tôi! Chúng tôi sẽ cố gắng giải đáp thắc mắc của các bạn nhanh nhất có thể. Chúc các bạn học tiếng vui!

Các bạn cũng có thể tham khảo thêm các bài đăng về ngữ pháp tiếng Đức ở Đây.

Thông báo hàng đến Arrival Notice (A/N) đầy đủ nhất-Thịnh Logisitics

Giới thiệu: Quang Sơn

Quang Sơn là giám đốc hocdauthau.com - Kênh thông tin học đấu thầu, kiến thức tổng hợp, công nghệ, đời sống.

0 Shares
Share
Tweet
Pin