Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp

Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp

Ngày 21/12/2020, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký phát hành Thông tư số 07/2020 / TT-BTP Hướng dẫn tính năng, trách nhiệm và quyền hạn của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện để thay thế sửa chữa Thông tư liên tịch số 23/2014 / TTLT-BTP-BNV ngày 22 tháng 12 năm năm trước của Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ hướng dẫn tính năng, trách nhiệm, quyền hạn và cơ cấu tổ chức tổ chức triển khai của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố thường trực Trung ương và Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Q., thị xã, thành phố thuộc tỉnh .

Thông tư số 07/2020/TT-BTP được ban hành nhằm kịp thời khắc phục các hạn chế, bất cập và bổ sung, thay thế các quy định đã không còn phù hợp của Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV. Thông tư số 07/2020/TT-BTP có các điểm sửa đổi, bổ sung cơ bản sau đây:Bổ sung các chức năng, nhiệm vụ mới được giao cho Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp theo các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan của Sở Tư pháp. Thông tư số 07/2020/TT-BTP có sự rà soát để cập nhật, bổ sung, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của Sở Tư pháp cho phù hợp với các văn bản luật có liên quan đã được ban hành trong thời qua như: Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017, Luật trợ giúp pháp lý năm 2017, Luật phá sản và Nghị định số 22/2015/NĐ-CP ngày 16/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phá sản về quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản; Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ quy định về hòa giải thương mại; Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại, cụ thể: – Về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật: rà soát, bổ sung các nhiệm vụ mới được giao cho Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp theo quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi năm 2020). – Về công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật: rà soát, sửa đổi, bổ sung các nhiệm vụ của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp trong công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật để bảo đảm phù hợp với quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi năm 2020) và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. – Về công tác kiểm soát thủ tục hành chính: rà soát, bỏ các quy định có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp liên quan đến công tác kiểm soát thủ tục hành chính theo quy định của Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chỉnh phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính. – Về công tác bồi thường nhà nước: rà soát, sửa đổi, bổ sung, chỉnh lý các nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tư pháp trong công tác bồi thường nhà nước theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017 và Nghị định số 68/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước. – Về công tác trợ giúp pháp lý: rà soát, sửa đổi, bổ sung các nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp trong công tác trợ giúp pháp lý, bổ sung nhiệm vụ của Phòng Tư pháp trong việc “thực hiện các nhiệm vụ về trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật” theo quy định tại Điều 42 Luật trợ giúp pháp lý năm 2017. – Về công tác bổ trợ tư pháp: sửa đổi, bổ sung, chỉnh lý các nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tư pháp trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp theo quy định tại Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại; Nghị định số 22/2015/NĐ-CP ngày 16/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phá sản về Quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tại sản; Nghị định 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ về hòa giải thương mại. – Về đăng ký giao dịch bảo đảm: sửa đổi, bổ sung, chỉnh lý nhiệm vụ của Sở Tư pháp trong lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định của Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm. – Bổ sung 01 khoản tại Điều 2 Thông tư (khoản 29) về nhiệm vụ: “Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý các hội, tổ chức phi Chính phủ hoạt động trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở Tư pháp theo quy định của pháp luật” để bảo đảm phù hợp với nhiệm vụ của Sở Tư pháp, đặc biệt trong việc quản lý các hội thuộc lĩnh vực bổ trợ tư pháp theo quy định của luật luật sư, luật công chứng. – Thông tư cũng rà soát, sửa đổi, bổ sung, chỉnh lý nhiệm vụ của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp trong các lĩnh vực như hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, đồng thời, bổ sung nhiệm vụ của Sở Tư pháp trong việc giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế về pháp luật tại địa phương theo quy định tại khoản 2, Điều 25 Nghị định số 113/2014/NĐ-CP ngày 26/11/2014 của Chính phủ về quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật.Bổ sung quy định về con dấu, tài khoản của Phòng Tư pháp để bảo đảm phù hợp với quy định tại khoản 9, Điều 8 Nghị định số 99/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về quản lý và sử dung con dấu, trong đó có quy định: cơ quan chuyên môn, tổ chức sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện là chủ thể được sử dụng con dấu có hình biểu tượng hoặc không có hình biểu tượng (không có hình Quốc huy). Đồng thời, khoản 1 Điều 5 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 về việc cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch quy định Trưởng phòng, Phó trưởng phòng Tư pháp thực hiện chứng thực, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng Tư pháp.Hướng dẫn kiện toàn tổ chức, biên chế Sở Tư pháp và Phòng Tư pháp Không quy định về cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp để đảm bảo phù hợp với trách nhiệm của Bộ trưởng được quy định tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 củ
a Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: “Hướng dẫn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý đối với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,.. Hướng dẫn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở theo ngành, lĩnh vực quản lý.” Theo quy định tại Thông tư số 07/2020/TT-BTP, các Bộ chỉ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và không hướng dẫn về cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp. Cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp sẽ do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đảm bảo phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và theo quy định của pháp luật (khoản 13 Điều 1 Nghị định 107/2020/NĐ-CP). Tuy nhiên, để đảm bảo việc quy định tổ chức bộ máy của các phòng thuộc Sở Tư pháp thống nhất theo nhóm lĩnh vực, Thông tư số 07/2020/TT-BTP bổ sung quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc quy định cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp đảm bảo phù hợp với yêu cầu quản lý ngành theo nhóm các lĩnh vực. Có thể nói, việc không quy định cụ thể về tổ chức và biên chế của Phòng Tư pháp như Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BVN để đảm bảo tính hợp lý trong bối cảnh biên chế thực tế các Phòng Tư pháp rất ít (theo thống kê, tổng hợp thì hiện nay, trung bình mỗi Phòng Tư pháp có 04 công chức/Phòng) nên việc quy định cơ cấu tổ chức của Phòng Tư pháp gồm có Trưởng phòng, không quá 03 Phó Trưởng phòng và các công chức khác như Thông tư 23/2014/TTLT-BTP-BVN là không khả thi và không phù hợp với chủ trương tinh giản tổ chức bộ máy, biên chế hiện nay.

Bạn đang đọc: Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp

Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp

0 Shares
Share
Tweet
Pin