Tác hại của sóng wifi và cách phòng tránh

Độ phổ biến của wifi trong cuộc sống ngày càng trở nên rộng rãi nhờ sự lan truyền kết nối mạnh và thuận tiện của nó. Dù vậy, wifi vẫn gây ra nhiều ảnh hưởng xấu, nhất là với sức khỏe của chúng ta. Hãy cùng xem những tác hại của sóng wifi để biết được và phòng tránh tốt hơn.

Tác hại của sóng wifi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người và sự vật

Wifi hoạt động dựa vào sóng vô tuyến không dây và cho phép người dùng truy cập Internet ở khoảng cách xác định mà không cần kết nối dây cáp. Các thiết bị  công nghệ thông minh như máy tính, điện thoại, máy tính bảng,..dùng loại chuẩn ac với khả năng kết nối mạnh. Đây là thiết bị có tính ứng dụng cao, kết nối nhanh chóng và dễ dàng. Bạn có thể truy cập ở bất kỳ vị trí nào trong vùng phủ sóng của Router Wifi. Ngoài ra, nó cũng rất dễ sửa đổi, nâng cấp để tăng số người sử dụng, tăng băng thông truy cập một cách thuận tiện hơn. 

Mất ngủ

Dựa vào nhiều cuộc nghiên cứu, kết quả cho thấy rằng những người tiếp xúc nhiều với bức xạ liên tục có thể mất ngủ, thậm chí là thay đổi mô hình sóng não. Cụ thể hơn, một chiếc điện thoại có tín hiệu wifi trong ngôi nhà là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng mất ngủ mãn tính. Ở một số trường hợp khác, thiếu ngủ trong một thời gian dài sẽ gây ra trầm cảm và cao huyết áp. 

tác hại của sóng wifi

Bạn đang đọc: Tác hại của sóng wifi và cách phòng tránh

Wifi dễ làm bạn mất ngủ do bức xạ gây ra

Não bộ giảm hoạt động và cản trở sự tăng trưởng

Một nhóm học sinh tại Đan Mạch đã cảm thấy sự mất tập trung sau khi để điện thoại bên cạnh lúc ngủ. Họ cũng tiến hành một thí nghiệm với cải xoong để kiểm tra tác động của wifi. Cụ thể, họ trồng cải xoong ở 2 căn phòng khác nhau, trong đó một phòng không có bức xạ wifi và phòng còn lại thì phát hành bộ định tuyến với bức xạ tương đương điện thoại di động. Kết quả, những cây cải sống gần với bức xạ nhất không có sự tăng trưởng.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều thử nghiệm để xác định tác động của bức xạ đến bộ não của con người. Năm 2013, nghiên cứu sử dụng công nghệ MRI cho biết người tiếp xúc với bức xạ 4G thì não bộ có xu hướng giảm hoạt động. Trí nhớ cũng bị giảm sút đáng kể, nhất là ở nữ giới. 

tác hại của sóng wifi

Wifi có thể ảnh hưởng đến não bộ và cản trở sự tăng trưởng

Nguy hại tới trẻ em

Tần số vô tuyến từ wifi và điện thoại di động có thể gián đoạn phát triển trong tế bào, đặc biệt là ở thai nhi. Nghiên cứu trên động vật vào năm 2004 cho thấy những con tiếp xúc thường xuyên với sóng di động xảy ra hiện tượng trì hoãn phát triển thận. Trẻ em và thanh thiếu niên dễ bị gián đoạn quá trình tổng hợp protein ở mô sinh trưởng (Theo các chuyên gia người Áo).

Ngoài những nguy hại trên, tác hại của sóng wifi còn được biểu hiện qua tình trạng tăng nhịp tim, khó thụ thai, tác động xấu tới tinh trùng,…Qua đó có thể thấy rằng, loại sóng này khá nguy hiểm đối với sức khỏe của con người mà bạn không nên chủ quan. 

Một số biện pháp phòng tránh từ tác hại của sóng wifi

Giữ khoảng cách an toàn với các thiết bị thu – phát wifi

Bức xạ sóng vô tuyến hoạt động vào ban đêm sẽ gây ra nhiều vấn đề hơn cho chúng ta. Bởi đây là thời điểm cơ thể thực hiện quá trình tái tạo tế bào, giải độc và hồi phục cho cơ thể. Bên cạnh đó, vách tường nhà không thể chặn nguồn sóng này lại được. Vì thế, bạn không nên đặt bộ phát ở phòng ngủ hoặc phòng làm việc để hạn chế tiếp xúc.

Đừng quên đặt điện thoại về chế độ máy bay và để chúng cách xa giường ngủ ít nhất là 1 mét nhé. Đối với trẻ nhỏ cũng vậy, không nên để trẻ dùng hoặc xem máy tính, điện thoại.

Hạn chế bật wifi qua đêm

Nhiều người có thói quen để wifi chạy liên tục và không tắt trước lúc ngủ. Tuy vậy, để an tâm và tiết kiệm điện hơn, bạn nên tắt wifi và ngắt chế độ kết nối ở thiết bị di động lúc không sử dụng. 

tác hại của sóng wifi

Trước lúc đi ngủ nên tắt wifi và kết nối wifi ở điện thoại

Mặc dù vai trò của wifi rất quan trọng trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay nhưng bạn không nên quá lạm dụng nó và gây ra những ảnh hưởng cho sức khỏe của mình nhé. Hi vọng những thông tin về tác hại của sóng wifi cùng cách phòng tránh sẽ giúp ích cho bạn đọc.

Xem thêm: 3 cách cài đặt ứng dụng trên thẻ nhớ cho android

Viết một bình luận

0 Shares
Share
Tweet
Pin