“thực tại” là gì? Nghĩa của từ thực tại trong tiếng Việt. Từ điển Việt

cái đang tồn tại trong thực tế. Có hai dạng TT chính: TT khách quan và TT chủ quan. TT khách quan bao gồmtất cả những gì tồn tại bên ngoài và độc lập với ý thức của loài người. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mac giải thích nội dung khái niệm TT khách quan là cái tồn tại độc lập với cảm giác của con người. Cũng như vậy, TT khách quan là một dạng của TT, là khái niệm đồng nhất với khái niệm vật chất. Còn TT chủ quan bao gồm tất cả các hiện tượng ý thức. Khái niệm TT đôi khi cũng được sử dụng theo nghĩa TT khách quan. Thuật ngữ TT xuất hiện vào khoảng thế kỉ 13, được các nhà kinh viện sử dụng để chỉ những sự vật có sự tồn tại nhất định và ở mức độ đầy đủ hơn, sử dụng để chỉ Thượng đế như là cái sự “tồn tại hoàn toàn”. Sau đó, nội dung của khái niệm TT đã trở thành đối tượng của cuộc tranh luận giữa chủ nghĩa duy danh và chủ nghĩa duy thực. Học thuyết của các nhà kinh viện về trình độ TT đã được Đêcac (R. Descartes) và Xpinôza (B. Spinoza) tiếp nhận trên một trình độ cao hơn – thực thể TT. Theo Lôckơ (J. Locke), các chất lượng thứ nhất của sự vật có tính TT lớn hơn các chất lượng thứ hai. Beckơli (G. Berkeley) cho rằng TT là vốn có ở Thượng đế, ở tinh thần của con người và ở những tư tưởng “sống động” hơn, tức là các cảm giác. Kantơ (E. Kant) đã phân biệt TT kinh nghiệm của các hiện tượng và TT phạm trù với tư phương pháp là “vật chất tiên nghiệm của tất cả các đối tượng” nhận thức. Hêghen (F. Hegel) đã xem xét TT không chỉ với tư phương pháp là phạm trù bản thể luận mà còn với tư phương pháp là phạm trù lôgic học. Trong triết học tư sản hiện đại (cũng như trước đây), nội dung của khái niệm TT trong hệ thống nào đó là do những yếu tố xuất phát của hệ thống đó quyết định. Trong chủ nghĩa duy vật biện chứng, tiêu chuẩn của tính TT của khách thể, sự kiện… là thực tiễn xã hội, trong đó có cả thực tiễn kĩ thuật và thực nghiệm khoa học của loài người.

0 Shares
Share
Tweet
Pin