Vọng tưởng Là gì vậy và tác hại của nó đối với đời sống con người

*Photo: Brit.

Vọng tưởng (tưởng sai lầm), là từ chỉ chung cho những gì xuất hiện trong tâm ngoài cái biết của mình.

Vọng tưởng Là gì vậy

Ngày tôi mới theo Hòa thượng học thiền, tôi nhặt được một chú mèo con còn chưa mở mắt. Tôi nuôi nó bằng ống kim với sữa bò cho đến ngày nó lớn. Lần nào nó sinh, tôi cũng phải ngồi vuốt lấy sống lưng cho nó. Nó hiền lành dễ thương. Nuôi ba đứa con mà còn kiêm luôn ba đứa cháu. Nhưng chưa được mấy ngày thì nó bị người ta thuốc chết. Tôi tìm thấy xác nó ở gầm xe. Máu còn loang nơi khóe miệng. Mắt mở trừng trừng, sáu đứa con khát sữa kêu inh ỏi.

Bạn đang đọc: Vọng tưởng Là gì vậy và tác hại của nó đối với đời sống con người

Tôi đau trong lòng. Tôi khóc không được. Nghĩ đến hình bóng cứng đờ của nó dưới gầm xe là ruột tôi quặn lên. Mọi người xúm lại bàn tán. Kẻ hít hà thương cảm lũ con chưa mở mắt đã mồ côi mẹ. Người nguyền rủa kẻ sát nhân sao ra tay tàn ác. Người thắc mắc vì sao nó không ăn ở nhà, lại đi kiếm ăn ở đâu để chết quá thảm thương. Nghe chừng nào ruột tôi quặn lên chừng đó. Cộng thêm hình ảnh trừng mắt của nó… Không thể nào chịu nổi!

Tôi cấm không ai được nhắc đến con mèo dù chỉ một sợi lông, để cắt duyên bên ngoài. Trong, tôi không cho mình suy nghĩ. Đầu tôi không có hình ảnh. Không một suy niệm nào về con mèo được tái hiện. Tôi trừng trừng với nỗi đau của riêng mình trong một không gian yên lắng.

Phép màu đã xảy ra…

Ngay cái chỗ đang đau đó, một cảm giác an lạc xuất hiện xóa tan mọi đau đớn. Tài Chi Hòa thượng nói “Phiền não tức bồ-đề.” Ngay nơi “phiền não” có một cái “không phiền não”. Chính là bồ-đề. Bồ-đề là giác. Giác hiện tiền thì thanh lương an lạc, và phiền não không còn.

Thiệt ngoài đời…

Sự đau khổ của mình thực ra không có gì lớn lao. Đều do cái tưởng của mình quá nhiều. Đau ít nhưng do tưởng mà đau nhiều. Do tưởng mà mọi việc thành khổ đau. Bởi vậy, tai họa nhất cho những người mất người thân là cứ ôm tới ôm lui mớ kỷ niệm của người chết. Hôm nay lật album ra coi. Ngày mai lại nghĩ về những êm đềm ngày xưa… đó chính là cái duyên khiến sự đau khổ của mình kéo dài. Phải biết vất bỏ những gì cần vất bỏ. Thiền sư Sessan nói một câu rất hay:

“Ai vọng tưởng nhiều và phân biệt nhiều thì đau khổ nhiều. Nhưng năng lực khiến ta lầm lẫn đau khổ cũng chính là năng lực làm ta tỉnh giác và an lạc.”

Xem thêm: Smoked Paprika Là gì vậy ? Paprika Nét Đặc Trưng Của Nền Ẩm Thực Hungary

Quả tình, không có đau khổ thì không bao giờ biết tập tỉnh giác và nếm được mùi vị của sự an lạc.

Vọng tưởng, là từ chỉ chung cho những gì xuất hiện trong tâm ngoài cái biết của mình. Nó chỉ chung cho những trạng thái như vui, buồn, thương, ghét, ham thích, quan niệm, suy nghĩ, v.v… Loại vọng tưởng mà Thiền sư Sessan nói, là loại vọng tưởng dung thông. Dung thông là nghe cái này mà tưởng đến cái kia. Nghe nói đến nước là lập tức hình dung ra cái tướng lõng bõng của nó. Nghe đến me là nước miếng chảy ra.

Người vọng tưởng nhiều là người có phần ý thức phân biệt hoạt động lanh lẹ, thuộc loại “nghe một hiểu mười”. Thiên hạ hay sử dụng từ nhạy cảm để chỉ cho việc này. “Kẻ mất búa nhìn đâu cũng thấy người trộm búa” là một trong những dạng của vọng tưởng dung thông. Nói xuôi nói ngược đâu đâu, mình cũng tưởng người ta nói mình. Người ta nói cái này mình liên tưởng đến cái kia. Mình ít chịu dừng sự hiểu biết của mình vừa đúng câu người ta nói. Mình ít ghi nhận vừa đúng những gì đang xảy ra mà thường bị tình trạng những thiền sư hay nói: “Đầu lại thêm đầu.”

Con mèo chết. Ừ thì con mèo chết. Nếu chỉ có chừng đó thôi thì mình sẽ không có sự đau khổ. Mình đau khổ vì trong đầu mình xuất hiện bao nhiêu thứ khác nữa. Hình ảnh đọng lại của con mèo. Nó chết bỏ lại đàn con. Còn nhỏ mà mất mẹ quá sớm. Chết oan thành mắt mở trừng trừng. Chết cũng gắng lết về nhà mà chết, v.v… Ôm mớ vọng tưởng như thế thành sinh phiền não. Con mèo chết là con mèo chết. Biết chừng đó chính là đủ. Đừng có dung thông thêm bớt chi nữa thì không phiền não. Nhưng do tập quen nhiều đời. Thứ này dung thông thứ kia. Một chuyện gì xảy ra, dung thông lập tức hoạt động náo nhiệt. Mình thành nạn nhân của sự đau khổ chỉ vì để cho cái tưởng hoạt động quá mạnh.

Con gái mua về mấy tai yến bảo mẹ nấu cho con dâu ăn. Nghe vậy mà làm y vậy thì yên. Mệt, thì bảo con dâu tự làm, cũng yên. Cuộc sống đơn giản, hạnh phúc. Nhưng vì có chàng vọng tưởng dung thông nên trong đầu nổi lên rất nhiều suy nghĩ: “Cha mẹ già không biết nghĩ tới. Còn bảo mẹ phải nấu cho dâu ăn, v.v….” Phiền não lập tức xuất hiện. Không biết và không thường quán tâm để thấy “đầu lại thêm đầu”, thì chuyện đương nhiên không dừng ngang đó.

Đơn giản trở thành rối rắm. Hoặc vừa nghe “Bà đọc dùm tui cái này coi có hiểu không?” Nghe sao cứ y theo đó mà làm thì không có gì xảy ra. Hiểu thì nói hiểu. Không thì nói không. Nhưng tật của mình là hay dung thông. Mình nghĩ đến việc hắn chê mình ngu. Liền nổi lồ cồ. Không thì để bụng làm duyên, khởi tiếp tập hai, tập ba. U tối hết cả.

Chuyện thế gian có khi thành to tát không hàn gắn được, và chỉ vì để cho vọng tưởng dung thông dẫn dắt. Vịt trời chắp cánh tha hồ, có khi không do người ta muốn thêm, mà do cái tưởng dung thông hoạt động quá mạnh. Người ta tưởng vậy và nói lại vậy, không do cố ý. Qua ba bốn tầng vọng tưởng, vịt trời con nào con đó to đùng.

Một lần, Khổng Tử dẫn học trò đi du thuyết từ Lỗ sang Tề. Thời Đông Chu, chiến tranh liên miên, những nước chư hầu loạn lạc, và dân chúng phiêu bạt điêu linh. Thầy trò Khổng Tử cũng lâm vào cảnh rau cháo cầm hơi. Có khi đói khát mấy ngày. Tuy vậy, không ai kêu than thối chí. Ngày đầu đến Tề, có nhà hào phú đem biếu thầy trò ít gạo. Khổng Tử phân công Tử Lộ dẫn những môn sinh vào rừng kiếm rau. Nhan Hồi đảm nhận thổi cơm. Thời buổi khó khăn, cũng cần đến người quân tử thổi cơm cho chắc.

Khổng Tử yên tâm đọc sách nhà trên. cách một sân nhỏ. Đối diện nhà bếp Nhan Hồi thổi cơm. Bỗng nghe tiếng “cộp” từ bếp vọng lên, Khổng Tử liếc mắt nhìn xuống. Ông thấy Nhan Hồi từ từ mở vung, lấy đũa xới cơm, nắm lại từng nắm đưa cơm lên miệng. Khổng Tử thở dài, ngửa mặt lên trời than rằng: “Chao ôi! Học trò quý nhất của ta mà lại ăn vụng thầy bạn. Bao nhiêu kỳ vọng ta đặt vào nó tiêu tan.” Sau đó, Tử Lộ cùng những môn sinh hái rau mang về. Nhan Hồi luộc rau. Khổng Tử vẫn nằm đau khổ. Rau chín, môn sinh mời thầy sử dụng cơm.

Khổng Tử ngồi dậy nói rằng: “Chúng ta đi từ Lỗ sang Tề đường xa vạn dặm, thầy thấy rất mừng vì trong hoàn cảnh loạn lạc đói khổ, những con vẫn giữ lòng thành. Ngày đầu tiên đến đất Tề lại may mắn được bữa cơm, khiến thầy chạnh lòng nhớ đến quê hương, cha mẹ. Muốn xới ít cơm mang cúng, những con thấy có nên không?

Xem thêm: Cán bộ nguồn Là gì vậy?

Chỉ trừ Nhan Hồi, còn lại đều chắp tay thưa:

– Thưa thầy, nên ạ!

– Không biết nồi cơm có sạch?

Bấy giờ Nhan Hồi mới nói:

– Thưa thầy, nồi cơm không sạch.

– Tại sao?

– Khi cơm gần chín, con mở vung ra xem thử, chẳng may cơn gió tràn vào, bồ hóng và bụi trên trần rơi xuống làm bẩn nồi cơm. Con đã nhanh tay đậy vung nhưng vẫn không kịp. Con định xới lớp cơm bẩn vứt đi, nhưng rồi chợt nghĩ cơm ít, anh em lại đông, bỏ lớp cơm đó thì coi như mất một phần, anh em phải ăn ít lại. Nên con mạn phép ăn trước phần cơm bẩn ấy. Thưa thầy, nồi cơm như vậy không thể cúng nữa.

Nhan Hồi nói xong, Khổng Tử ngửa mặt lên trời than rằng: “Chao ôi! Thế ra trên đời, nhiều việc chính mắt ta thấy mà vẫn không hiểu được đúng sự thật. Suýt nữa ta thành một kẻ hồ đồ.” Mới thấy cần phải tỉnh giác, và soi chừng vọng tưởng dung thông nhà mình.

Chân Hiền Tâm

Xem thêm: Tìm hiểu Luật Tố cáo

Giới thiệu: Quang Sơn

Quang Sơn là giám đốc hocdauthau.com - Kênh thông tin học đấu thầu, kiến thức tổng hợp, công nghệ, đời sống.

0 Shares
Share
Tweet
Pin