[ từ điển võng phối ]

Vài lời: Mình rất thích thể loại võng phối, nhưng dạo một vòng thấy nhiều người còn không biết những từ ngữ thường xuất hiện nên mới làm list tổng hợp này. Mình viết theo trí nhớ, chắc cũng sẽ thiếu đôi từ. Giải nghĩa là mình kết hợp kiến thức bản thân + lục lọi trên Google, có lẽ còn nhiều sai sót.

Mọi người thấy thiếu từ nào, hoặc từ nào nghĩa không đúng, hoặc không hiểu từ nào xin hãy comment ở dưới, mình sẽ cố gắng giải đáp và cập nhật thêm. ^^

Võng phối Là gì vậy

Nhấn Ctrl + F để hiện ra khung tìm kiếm~

Bạn đang đọc: [ từ điển võng phối ]

.

Giải nghĩa một vài từ thường xuất hiện trong thể loại võng phối

Tổng hợp và viết: Tử Lăng

.

– Võng phối: Là một thể loại trong đam mỹ/ngôn tình, lấy bối cảnh là những nhân vật có liên quan đến giới kịch truyền thanh trên mạng.

– CV: Viết tắt của Character Voice, người lồng tiếng cho nhân vật.

– QQ: Đây là phần mềm chat của Trung Quốc, và tương tự như Yahoo. Phần mềm này có biểu tượng là một con chim cánh cụt. Cũng giống như Yahoo, mỗi khi bạn đăng nhập QQ sẽ có biểu tượng con chim cánh cụt nhỏ nhỏ ở dưới góc màn hình. Khi có người nào đó add bạn, QQ sẽ phát ra tiếng kêu (mặc định là tiếng ho thì phải). Khi có người nhắn tin cho bạn, QQ sẽ kêu tít tít, đồng thời hình con chim cánh cụt sẽ nháy nháy nhảy nhảy. Mỗi khi có người on/ offline, QQ đều có tiếng báo hiệu.

– Weibo: Weibo là một mạng xã hội nổi tiếng ở Trung Quốc được biết đến như Twitter của Trung Quốc (Renren thì được biết đến như Facebook của Trung Quốc). Cũng như Twitter, Weibo cho phép bạn update stt, follow người khác, và cho phép người khác follow bạn, chia sẻ stt của người khác, và và khác với Twitter, Weibo còn cho phép bạn like, lập album ảnh, bình luận dưới stt,…

– YY: Là một chương trình chat voice của TQ, tất nhiên vẫn có khung gõ đối thoại. Để chat người sử dụng cần tạo một kênh YY có đánh số bất kỳ, số này có thể coi như địa chỉ của kênh. Có thể lựa chọn chức năng quản lý, tức là chỉ có người được chủ phòng cho phép mới có thể nói, còn những người khác chỉ có thể gõ chữ trên box chat. Người chủ phòng có ký hiệu áo đen khi đặt một thành viên nào đó chính làm quản lý, người này sẽ mang áo cam. Đây chính là khái niệm mặc áo trong YY. Và khi đó, quản lý sẽ là người quyết định ai được lên tiếng trong số những thành viên. Những người được quản lý cho phép nói, hay còn gọi là được cầm mic, và trong truyện thường gọi là lên tuyến. Trong phòng có thể lựa chọn nói chuyện tự do, hoặc chọn mặc định là giữ phím F2 trong suốt quá trình nói, khi thả phím F2 ra sẽ không thể nói được, và hay còn gọi là xuống mic hoặc xuống tuyến. Đây là bài viết giới thiệu cụ thể hơn về YY: [Click vào đây]

– TX: Đùa bỡn, trêu học.

– Sama (Sỏa mụ): là cách xưng hô trong tiếng Nhật, có ý tôn trọng (gần đây thì hay sử dụng cho fan gọi thần thượng). Ví dụ như trong truyện “Thai phụ nhà bên, cậu có khỏe không?” thì mọi người gọi CV Tình Không là Tình Không-sama.

Tham khảo thêm: Chi tiêu tiêu sử dụng (Consumer Spending) Là gì vậy? Nội dung về chi tiêu tiêu sử dụng

– Orz: Mọi người thấy nó giống hình người đang quỳ không (chữ “O” là đầu người)? Ý nghĩa của kí hiệu này là “hối hận”, “bi phẫn”, “vô vọng”, ngoài ra còn thêm ý nữa là “thất tình”. =))

– Tạc mao: Nghĩa là xù lông, thường chỉ những em thụ khi nổi giận ấy mà. Còn có một từ khác là thuận mao, chính là vuốt lông, hành động dỗ dành. =))

– Hồng nhân: Ám chỉ người nổi tiếng. Nick của những người này thường được đổi thành màu đỏ, tùy theo độ nổi mà màu càng đậm, từ hồng đến mức đỏ quá chuyển thành tím (tử) luôn. Còn có một thể loại là tiểu trong suốt, tức là những người không có tiếng tăm gì. Nói tóm lại, trong giới võng phối, độ nổi tiếng được đổi ra hết thành màu sắc.

– Chủ dịch công/chủ dịch thụ: Người lồng tiếng cho vai công/thụ chính của vở kịch đó.

– Hiệp dịch công/hiệp dịch thụ: Người lồng tiếng cho vai công/thụ phụ của vở kịch đó.

– Áo rồng: Vai phụ, có thể coi là người qua đường giáp nha. =))

– Mã giáp: Tên nick YY. Còn một số trường hợp khác sử dụng với nghĩa là clone (acc giả, không chính thức).

– Lâu: Chính là comment, viết tắt là một chữ “L”. Mọi người sẽ thấy những kí hiệu như 1L, 2L,… nghĩa là comment số 1, comment số 2. Chủ lâu nghĩa là bài post đầu tiên, người mở topic, và gọi là LZ. LS là comment phía trước, và LSS là comment phía trước của phía trước. =))

– Sô pha: Là người comment đầu tiên, người thứ hai chính là băng ghế, người thứ ba sàn nhà. Với giới FanFiction KPop thì chính là giật “tem”, “phong bì” với “thùng thư” đó.

– Phiên xướng: Là thể hiện lại ca khúc của người khác bằng cách mới, ờ, đại khái chính là cover.

– m tần: Audio

– Kịch cảm: Cảm nhận / cảm giác về nội dung kịch

– PIA kịch: Tiến hành chỉ đạo và sửa chữa kịch cảm, ngữ điệu, phát thanh của CV, vân vân những vấn đề…

– Phát thiếp: Từ chuyên dụng trên mạng Trung Quốc, và nghĩa là post bài, mở topic; còn có cách gọi khác là mở “lâu”.

Tham khảo thêm: Tàu Khựa Nghĩa Là gì vậy

– BGM hoặc ED: nhạc nền trong kịch truyền thanh.

– m hiệu: những file âm thanh sử dụng trong kịch làm hiệu ứng (không phải là BGM đâu nhé), ví dụ như tiếng mèo kêu, tiếng vỗ tay, tiếng mưa rơi,… Hậu kì cần sử dụng âm hiệu để hoàn tất kịch.

– UP: thường mang nghĩa là post bài, mở topic mới; trong một số trường hợp khác có nghĩa là tăng lên, thường để chỉ tâm trạng vui vẻ (ngôn ngữ mạng hay sử dụng, ví dụ “tâm trạng UP UP UP” =)))

– Công bình: Bình luận, comment; hoặc chỉ khung bình luận nói chung.

– XFXY: viết tắt của từ “tinh phong huyết vũ”, hiểu đại khái có nghĩa là war, bôi đen, anti lẫn nhau.

– Cua đồng = xôi thịt: cảnh H, H văn.

– FT: Free Talk.

– PV: Promotional Video, đây là một cách gọi video clip thường thấy ở Nhật.

– những bước để làm một vở kịch truyền thanh (đại khái): Kế Hoạch tìm staff (Kế Hoạch, Biên Kịch, Đạo Diễn, Hậu Kỳ, Trang Trí, Tuyên Truyền, Bổ Sung) cùng với CV (Chủ dịch, hiệp dịch, phối hợp diễn, áo rồng). Biên Kịch phụ trách đem truyện sửa thành kịch bản, sau đó đem kịch bản đưa cho CV, CV ghi âm xong, xử lý âm của CV là Hậu Kỳ, Hậu Kỳ sẽ thêm âm hiệu, Bổ Sung xây dựng tình cảnh, đem kịch chế tác thật tốt. Trang Trí làm poster kịch, cuối cùng đưa cho Tuyên Truyền đem kịch biên soạn tốt chọn ngày phát ra trên diễn đàn.

.

* Công việc của những STAFF chính:

CV: đã giải thích ở trên.Kế hoạch: người phụ trách “đối ngoại” của tổ kịch, tức là người đi mời, đi ngỏ lời với CV, với biên kịch, với hậu kì,… để họ làm hỗ trợ tổ kịch của mình.Biên kịch: người viết kịch bản cho vở kịch. Kịch bản khác với truyện nhé, kịch bản tức là chỉ toàn đối thoại, tương tự như kịch bản phim.Đạo diễn: người quyết định chất lượng của vở kịch. CV thu âm xong phải đưa cho đạo diễn duyệt, không đạt thì đạo diễn có thể yêu cầu CV thu lại. Đạo diễn cũng là người chủ trì những dịp PIA kịch (đã giải thích ở trên), nói chung là BOSS lớn của tổ kịch. Đạo diễn còn duyệt cả những công đoạn khác như poster, xử lí âm thanh,… một con người bận rộn =))Trang trí: người vẽ poster, trong một số truyện những bạn sẽ thấy trang trí được gọi là “mỹ công”, vì hai từ này đồng âm.Hậu kì: công việc này vô cùng vất vả và tốn thời gian. Hậu kì phải cắt âm, tức là cắt từng câu của mỗi CV, sau đó sắp xếp đan xen lẫn nhau thành những đoạn đối thoại. Cuối cùng là xử lí tạp âm, gắn âm hiệu, thêm BGM, vv… (thực sự là mình rất kính nể những người làm hậu kì, quá giỏi, quá có kiên nhẫn T__T)

.

.

(Updating…)

Tham khảo thêm: HSE Là gì vậy? Công việc chi tiết của nhân viên HSE – JobsGO Blog

Giới thiệu: Quang Sơn

Quang Sơn là giám đốc hocdauthau.com - Kênh thông tin học đấu thầu, kiến thức tổng hợp, công nghệ, đời sống.

0 Shares
Share
Tweet
Pin