Cách giảm nhiệt độ laptop và nguyên nhân

Laptop ra đời mang tới sự thuận tiện cao về công nghệ  cho người dùng máy tính với những tính năng tương tự PC nhưng có thể đem theo ở mọi nơi. Tuy nhiên, một vấn đề thường gặp phải khi sử dụng thiết bị đó chính là tình trạng nóng máy. Vậy nguyên nhân gây ra là gì và có những cách giảm nhiệt độ laptop nào hiệu quả? Tìm hiểu ngay trong bài viết sau bạn nhé. 

Laptop bị nóng do những nguyên nhân nào gây nên? – Cách giảm nhiệt độ latop

Laptop bám nhiều bụi bẩn

Sau một thời gian sử dụng, bụi bẩn bám nhiều trên bàn phím và khe tản nhiệt khiến bộ phận này làm việc kém hiệu quả. Kéo theo đó là tình trạng laptop bị nóng và tắt máy đột ngột. 

Quạt tản nhiệt bị hỏng

Quạt tản nhiệt là thiết bị đóng vai trò chính trong việc lưu thông không khí cho máy tính của bạn. Nếu bạn thấy máy của mình gặp những vấn đề như quạt không chạy, tiếng kêu to, nặng nề hay hơi nóng không thoát ra ngoài và có tiếng kêu lọc cọc thì đó chính là dấu hiệu quả quạt hư.

Chip xử lý bị nóng

Chip xử lý hay còn gọi là CPU hoạt động liên tục với cường độ lớn, bắt buộc nó phải tạo ra một lượng nhiệt lớn theo. Điều này cũng là nguyên nhân khiến laptop của bạn bị nóng.

Bạn đang đọc: Cách giảm nhiệt độ laptop và nguyên nhân

cách giảm nhiệt độ laptop

Máy tính bị nóng do nhiều nguyên nhân 

5 cách làm giảm nhiệt độ laptop hiệu quả tức khắc

Khi đã tìm ra nguyên nhân khiến máy nóng, bạn cần tham khảo những cách giảm nhiệt độ laptop và giải quyết ngay. Nếu để tình trạng này diễn ra lâu dài sẽ làm máy nhanh hỏng, quạt không ổn dịnh, thậm chí là cháy linh kiện. Cùng tham khảo 5 cách dưới đây và thử một trong số đó xem sao nhé.

Đặt máy tính của bạn ở nơi thông thoáng

Khi bạn làm việc ở trong nhà hoặc văn phòng thì hãy ưu tiên chọn những nơi thoáng nhất để máy tính tản nhiệt tốt hơn. Tuyệt đối không được dùng thiết bị ở khu vực ẩm ướt như phòng xông hơi, bồn tắm,…độ ẩm cao có thể làm ăn mòn thành phần bên trong máy và làm ảnh hưởng tới hoạt động của laptop.

Sử dụng đế tản nhiệt

Một số dòng máy có tích hợp bộ phận tản nhiệt ở trong laptop nhưng một số thì không. Vì thế, khi thấy máy của mình quá nóng thì bạn nên sử dụng đế tản nhiệt. Phụ kiện này lắp ở phía ngoài nên không tác động tới hiệu năng làm việc của hệ thống và giúp máy thoát hơi nóng cực kỳ hiệu quả. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là phải luôn mang theo cùng laptop và sử dụng nguồn thông qua cổng USV khiến lượng pin sụt nhanh. Đây là cách giảm nhiệt độ laptop hữu hiệu nhất hiện nay mà bạn nên áp dụng.

cách giảm nhiệt độ laptop

Sử dụng đế tản nhiệt để giảm sức nóng trong laptop

Vệ sinh laptop

Việc vệ sinh máy cần tiến hành định kỳ bởi bụi bẩn chính là yếu tố khiến laptop của bạn bị nóng. Người dùng có thể tự lau chùi sạch laptop của mình với chiếc cọ nhỏ và bình xịt khí nén. Trường hợp bạn muốn làm sạch những bộ phận bên trong thì hãy đưa ra tiệm.

cách giảm nhiệt độ laptop

Cần vệ sinh máy thường xuyên tránh bụi bẩn bám vào gây nóng laptop

Tắt bớt những gì không cần thiết

Khi bạn nhận thấy quạt tản nhiệt của mình kêu ù ù và quay nhanh hơn so với thường ngày thì phải giải quyết ngay. Đầu tiên, bạn nhấn tổ hợp phím Ctrl + Alt + Delete để hiện ra Task Manager (Đối với hệ điều hành Windows) hoặc cmd + Space và gõ Activity Monitor (Đối với hệ điều hành macOS). Tiếp đến, bạn tìm những hoạt động chiếm nhiều CPU và RAM rồi nhấn End Process để kết thúc.

Một cách khác cũng khá hay mà bạn nên thử đó là vô hiệu hóa một số phần mềm khởi động cùng với hệ thống. Bạn mở Task Manager và chọn Startup (Windows) hoặc vào System Preferences -> Users & Groups và chọn Login Items.

Dùng phần mềm

Một trong những cách giảm nhiệt độ laptop được khá nhiều người lựa chọn đó chính là sử dụng dịch vụ của bên thứ ba. Ở hệ điều hành Windows, bạn có thể cài đặt SpeedFan, còn MacBook thì thử smcFanControl hoặc Fanny.

Vậy là vấn đề nóng laptop đã tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục rồi. Trên đây là 5 cách giảm nhiệt độ laptop phổ biến nhất được người dùng lựa chọn. Nếu bạn thử một biện pháp không được thì có thể kết hợp cùng lúc 2 cách xem thế nào nhé. Chúc các bạn thành công.

Xem thêm: Gợi ý 5 tựa game online hay cho windows phone 8

Viết một bình luận

0 Shares
Share
Tweet
Pin